LỄ HỘI ĐỀN VÀ

Hội rằm tháng giêng: Hàng năm hội Đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng, cứ 3 năm thì tổ chức hội lớn một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Năm hội lớn ở Đền Và có tục lệ rước nước do dân làng Di Bình thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đảm nhiệm. Nước lấy ở sông Hồng vào buổi chiều ngày 14 tháng giêng. Dân làng chèo thuyền đặt kiệu có chóe nước ra giữa sông, lễ tế rồi cầm một cây gậy, đầu gậy làm một vòng tròn bằng thanh tre, để vòng tròn tre ấy lên mặt nước cốt không cho bụi bặm pha tạp trên mặt nước lẫn vào. Sau đó một già làng cầm gáo ống nứa múc nước sông ở trong vòng cho vào chóe sứ. Khi đầy nước, dân thôn rước về đền Dộiđể chờ hôm sau làm lễ mộc dục. Năm nào đại hội, các làng có liên quan tín ngưỡng ở đền cùng nhau tổ chức một cuộc rước lớn, cả thảy có 8 làng tham gia, bao gồm: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai thuộc xã Trung Hưng; Phù Sa, Phú Nhi (Bần Nhi) thuộc xã Viên Sơn và Di Bình (tỉnh Vĩnh Phúc).

Card image cap

Đại hội diễn ra trong một không gian rộng, được tổ chức chặt chẽ. Hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng bắt đầu bằng lễ tước thảo - cắt cỏ, dọn dẹp vệ sinh. Ngày 14 tháng giêng làm lễ phong triều y (mặc áo, đội mũ) cho đức thánh ở trong hậu cung, sau đó mới dựng cờ hội và mở cửa chính ở nghi môn. Ngày 15 tháng giêng tổ chức rước kiệu. Lễ hội là một sự đồng nhất trong đan xen, có nghĩa là trong lễ có hội và hội là hoạt động bổ trợ của lễ, đề cập tớiứng xử của con người: với thần linh, mà một biểu hiện là sự cúng lễ; con người với cộng đồng làng xã; con người với tông tộc và gia đình; con người ứng xử với chính mình.

Card image cap

Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi cho người nông dân quanh năm vất vả, mà chủ yếu là sự thanh lọc tâm hồn để con người sống tốt hơn,đẹp hơn và vững tin hơn vào tương lai, cũng như để cân bằng lại nhận thức và những trách nhiệm trong một không khí thiêng liêng mà thoải mái. Chính vì thế mà lễ hội là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đầy tính truyền thống và đậm đà bản sắc văn hóa. Trong các ngày lễ hội, một số trò chơi dân gian cũng được tổ chức để nhân dân tham gia thi tài, vui chơi, rèn luyện sức khỏe.

Ngày 15 ở sân trước nhà tiền tế giành ra một khoảng trống để các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng thánh, sau đó diễn trò vui vật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất được dân xứ Đoài hâm mộ.

Đánh cờ người, bàn cờ vẽ trên sân rộng một bên nam, một bên nữ ăn mặc trang phục: tướng, sĩ, tượng… tướng được ngồi trên ghế tay cầm biểu tượng quân cờ khi mỗi bên đi sẽ có người chạy cờ chuyển ghế theo bước đi. Ngườiđăng cai phải trang bị y phục cho quân cờ, vì thế thường chọn người khá giả và có vai vế trong làng. Hiện nay ở lễ hội không còn trò chơi này nữa.

Hội lễ rằm tháng 9 khai mở vào ngày 14-9 (âm lịch), dân làng các thôn Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai ùa ra đoạn sông Tích từ Thượng cầu Vang (giáp xã Đường Lâm) đến Hạ Mả Mang (giáp thôn Ái Mỗ) để cùngđánh bắt cá tập thể. Mọi người mang những công cụ kiếm cá thường ngày như nơm, vó, xúc… ra đánh bắt. Ai bắt được loại cá trắng to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà ăn. Đánh đến khi nào chọn ra được 99 con cá trắng to thì mang số cá đó về làm tiệc thờ đức thánh Tản ở Đền Và (nếu không đủ thìđánh thêm cá được nuôi ở ao làng). Hội này dân gian gọi là hội đả ngư.

Card image cap

Là một tín ngưỡng bản địa, song tục thờ Tản Viên sơn thánh không có các nghi thức bùa chú, phép thuật. Tuy vậy nó vẫn có nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian khác:

- Xin quẻ: là hình thức dự báo vận mệnh may rủi có thể xảy ra với từng người trong năm. Quẻ có từ số 1 đến số 50, trên ghi các mục về bản thân nhưbản mệnh, gia thế, hôn nhân, tài lộc, công danh…

- Bán khoán: gia đường nào sinh con vào giờ xấu, con trai vào giờ Thìn hoặc giờ Tuất (tức 9 giờ tối hoặc 9 giờ sáng), con gái vào giờ Sửu hay Mùi (tức 1 giờ đêm hoặc 13 giờ trưa) hoặc con cầu tự bị ốm yếu, sài đẹn khó nuôi sẽ nguyện bán khoán cho thánh - tức xin làm con nuôi. Từ đấy đứa bé xưng tên khi cúng họ của thánh vào các ngày rằm, mồng một phải mang lễ lên đền.Đứa trẻ đến 12 tuổi phải đem lễ lên đền chuộc khoán, lúc này đứa con mới thật sự là đứa con của gia đình trên danh nghĩa tâm linh.

- Đội bát nhang: những người căn cao, số nặng gặp nhiều xúi quẩy thì phải tôn bát nhang gửi bản mệnh của mình vào cửa đền để cầu xin thánh bảo vệ che chở. Lễ vật gồm: hương, đăng, oản, quả làm sớ tấu trình đặt bát nhang. Các ngày sóc, vọng, tết nhất phải đèn nhang cúng tế.

- Cầu tự: gia đình nào không có con trai nối dõi tông đường phải sửa lễvật và ra tâm công đức vào đền cầu thánh ban cho một mụn con. Xưa kia Đốc học Sơn Tây Đặng Quỹ đã từng đến đây cầu đảo.

- Nhìn chung hội Đền Và lưu giữ được nhiều dấu vết phong tục của người Việt xưa. Qua nghi thức mộc dục, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã nhận thấy hình bóng lễ cầu mưa - một hiện tượng phổ biến thường gặp trong các lễ hội dân gian như: lễ khai hội đình làng Nam Bội, hội pháo Đồng Kỵ, hội chùa Bối Khê, hội bánh trôi đền Hát Môn.


Nguồn: Tạp chí VHNT số 347